Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

THỜI HOÀNG KIM CỦA NÃO BỘ - DEEPAK CHOPRA và RUDOLPH E. TANZI



BỐN VAI TRÒ CỦA BẠN ĐỐI VỚI BỘ NÃO


Chúng tôi phát hiện ra một lỗ hổng giữa những nghiên cứu lỗi lạc và thực tiễn hàng ngày. Lời tuyên bố trong quá khứ bỗng hiện lên trong trí; Mỗi người chỉ sử dụng 10% bộ não của mình. Điều đó không đúng. Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, mạng lưới thần kinh lúc nào cũng vận hành hết công suất. Ngay cả bản chụp não phức tạp nhất cũng cho thấy không thể phát hiện sự khác biệt nào giữa bộ não của Shakespeare khi viết lời độc thoại cho vở hamlet và não của một nhà thơ khi viết bài sonnet đầu tiên. Thế nhưng bộ não thể chất không nói lên toàn bộ câu chuyện.

Để tạo ra thời hoàng kim của não bộ, bạn cần sử dụng món quà mà tạo hóa ban cho mình theo một cách mới. Số lượng nơ-ron hoặc điều gì đó ma thuật trong chất xám không làm cho cuộc sống quan trọng hơn, hào hứng hơn, và thành công hơn. Gen di truyền có vai trò của nó, thế nhưng gen - giống như phần còn lại của não bộ - cũng rất năng động. Hàng ngày bạn bước vào cơn bão vô hình của các hoạt động điện từ và hóa chất vốn là môi trường của não bộ. Bạn hành động như thể mình là người lãnh đạo, nhà phát minh, giáo viên, và người sử dụng não bộ, tất cả các cương vị đó trong cùng một lúc.
Là người lãnh đạo, bạn ra lệnh cho não bộ. 
Là người phát minh, bạn tạo ra những lộ trình và liên kết mới vốn không tồn tại vào ngày hôm qua trong não bộ của mình. 
Là giáo viên, bạn rèn luyện cho bộ não những kỹ năng mới. 
Là người sử dụng, bạn chịu trách nhiệm giữ cho bộ não vận hành tốt. 
Bốn vai trò này chứa đựng sự khác biệt tổng thể giữa bộ não thường ngày - chúng ta gọi nó là bộ não cơ bản - và với thứ mà chúng ta gọi là bộ não siêu phàm. Sự khác biệt rất lớn. Ngay cả khi bạn không liên kết với bộ não bằng cách suy nghĩ Mình nên ra lệnh gì vào hôm nay? hoặc Mình muốn tạo nên những lộ trình mới nào? Đó vẫn chính là những điều bạn đang làm. Thế giới nơi bạn đang sống cần một đấng tạo hóa. Đấng tạo hóa không phải là bộ não mà là chính bạn. 
Bộ não siêu phàm thể hiện rằng đấng tạo hóa hoàn toàn biết rõ về cách sử dụng não bộ để làm tối ưu hóa ưu điểm. Não của bạn không ngừng thích nghi, và bạn có thể thực hiện vai trò bốn trong một - người lãnh đạo, nhà phát minh, giáo viên, và người sử dụng - với kết quả hoàn chỉnh hơn nhiều so với những gì bạn gặt hái trong hiện tại. 
Người lãnh đạo: Những mệnh lệnh mà bạn đưa ra không giống với lệnh "xóa đi" hoặc "kéo xuống cuối trang" trên máy tính. Đó chỉ là lệnh máy móc được xây dựng cho một bộ máy. Mệnh lệnh của bạn được tiếp nhận bởi một sinh vật sống luôn biến đổi mỗi khi bạn đưa ra lới hướng dẫn. Nếu bạn nghĩ Tôi muốn món thịt xông khói và trứng giống hôm qua, não của bạn chẳng thay đổi gì cả. Thay vào đó, nếu nghĩ Sáng nay mình sẽ ăn sáng món gì? Mình muốn ăn món mới, bạn đã kích thích kho tàng sáng tạo. Sáng tạo là nguồn cảm hứng sống động, có hơi thở, và mới mẻ nhất từ trước tới giờ mà không chiếc máy tính nào có thể tương thích. Vậy tại sao lại không tận dụng nó triệt để? Do bộ não có khả năng cho đi một cách phi thường, bạn càng nên đòi hỏi nhiều ở nó. 
Chúng ta hãy diễn dịch ý tưởng này để đưa vào cách liên kết của bạn với bộ não hiện tại và cách bạn có thể liên kết. Hãy nhìn vào danh bên dưới. Bạn xác định mình thuộc trường hợp nào? 
BỘ NÃO CƠ BẢN 
Tôi không yêu cầu mình cư xử khác nhiều so với ngày hôm qua. 
Tôi là một thực thể của thói quen. 
Tôi không thường xuyên kích thích tâm lý mình trước những điều mới. 
Tôi thích sự quen thuộc. Đó là cách sống dễ chịu nhất. 
Thật lòng mà nói, gia đình, công việc và những mối quan hệ của tôi có sự trùng lặp tẻ nhạt. 
BỘ NÃO SIÊU PHÀM 
Tôi xem mỗi ngày là mở ra một thế giới mới. 
Tôi chú ý không để mình rơi vào những thói quen xấu, và nếu có thói quen xấu nào đó được thiết lập, tôi có thể từ bỏ nó khá dễ dàng. 
Tôi thích ngẫu hứng. 
Tôi ghét sự nhàm chán, với tôi điều này còn nghĩa là mòn mỏi. 
Tôi bị lôi cuốn bởi những sự kiện mới trong nhiều lĩnh vực của đời sống. 
Nhà phát minh: Bộ não của bạn liên tục phát triển. Điều này diễn ra một cách đơn lập, và là khả năng độc nhất vô nhị của bộ não (đồng thời cũng là một trong những bí ẩn sâu xa nhất của nó). Trái tim và lá gan sẽ vẫn là những cơ quan nội tạng không thay đổi về bản chất khi bạn chết đi. Não bộ thì không. Nó có khả năng phát triển và cải tiến trong suốt cuộc đời bạn. Hãy tạo ra những điều mới lạ cho não bộ thực hiện, và bạn trở thành cội nguồn cho những kỹ năng mới. Lý thuyết nổi bật ẩn bên dưới phương châm "mười ngàn giờ" - khái niệm cho rằng bạn có thể đạt được bất kỳ kỹ năng chuyên môn nào nếu chuyên chú vào khoảng thời gian dài đó, ngay cả các kỹ năng vốn được cho là thuộc về biệt tài như hội hạo và âm nhạc. Nếu bạn đã từng xem Cirque du Soleil, bạn ắt hẳn cho rằng những diễn viên nhào lộn xuất chúng đó xuất thân từ các gia đình chuyên về ngành xiếc hoặc các đoàn nghệ thuật nước ngoài. Thực tế, mỗi động tác trong Cirque du Soleil - chỉ một vài trường hợp ngoại lệ - đều được dạy cho những người bình thường học tại một ngôi trường đặc biệt ở Montreal. Ở mức độ nào đó, cuộc đời bạn là một chuỗi kỹ năng, bắt đầu bằng việc bước đi, nói chuyện và đọc. Lỗi lầm của chúng ta là giới hạn những kỹ năng đó. Ấy thế mà ý thức cân bằng cho phép bạn chập chững, bước đi, chạy, và lái xe, mười ngàn giờ (hoặc ít hơn) có thể cho phép bạn đi qua một sợi dây căng giữa hai tòa nhà chọc trời. Bạn sẽ đòi hỏi rất ít ở não bộ nếu không yêu cầu nó hoàn thiện các kỹ năng mới vào mỗi ngày. 
Bạn thuộc trường hợp nào? 
BỘ NÃO CƠ BẢN 
Tôi không thể nói rằng mình đang không ngừng trưởng thành như khi còn trẻ. 
Nếu học được một kỹ năng mới, cho đến hiện tại tôi sẽ chỉ sử dụng nó. 
Tôi không muốn thay đổi và đôi khi cảm thấy bị sự thay đổi đe dọa. 
Tôi không vươn xa hơn trong nhũng lãnh vực mà mình đã đủ giỏi. 
Tôi dành một lượng lớn thời gian cho những việc thụ động như xem ti vi. 
BỘ NÃO SIÊU PHÀM 
Tôi sẽ tiếp tục phát triển cuộc đời mình. 
Nếu học được một kỹ năng mới, tôi sẽ phát triển nó xa hơn có thể. 
Tôi nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi. 
Nếu tôi không làm tốt việc gì đó lần đầu tiên, điều này cũng vẫn ổn. 
Tôi thích thử thách. 
Tôi phát triển nhanh nhờ hoạt động, chỉ suy giảm đôi chút. 
Giáo viên: Kiến thức không xuất phát từ chân lý; nó xuất phát từ tính tò mò. Một giáo viên biết truyền cảm hứng có thể làm thay đổi cả cuộc đời học sinh bằng sự kích thích tính tò mò. Bạn cũng ở vị trí như thế đối với não bộ, nhưng có một sự khác biệt lớn; bạn vừa là học sinh, vừa là giáo viên. Kích thích sự tò mò là trách nhiệm của bạn, và khi sự tò mò xuất hiện, bạn cũng là người cảm thấy được kích thích. Không có bộ não nào được truyền sẵn cảm hứng, thế nhưng, khi được truyền cảm hứng, bạn sẽ kích hoạt một luồng phản ứng thắp sáng cho não, trong khi não bộ thờ ơ thì vẫn ngủ về cơ bản. (Não cũng có thể bị hỏng; có chứng cứ cho rằng chúng ta có thể ngăn ngừa các triệu chứng của trạng thái lão hóa não bộ bằng cách duy trì liên kết xã hội và tính tò mò trong suốt cuộc đời). Là một giáo viên giỏi, bạn phải sửa lỗi, khuyến khích điểm mạnh, lưu ý khi học sinh sẵn sàng cho thử thách mới,... Là một học sinh sáng dạ, bạn phải duy trì sự cởi mở trước những điều mới lạ mà mình không biết, hãy tiếp nhận thay vì thu hẹp mình. 
Bạn thuộc trường hợp nào? 
BỘ NÃO CƠ BẢN 
Tôi khá ổn định trong cách tiếp cận cuộc đời 
Tôi gắn bó với niềm tin và quan niệm của mình 
Tôi nhường cho những người khác trở thành chuyên gia. 
Tôi ít khi xem các chương trình giáo dục trên tivi hay tham dự các sự kiện xã hội. 
Đã lâu rồi tôi không thấy có cảm hứng. 
BỘ NÃO SIÊU PHÀM 
Tôi thích tái cấu trúc bản thân 
Tôi vừa mới thay đổi một niềm tin hay quan niệm xưa cũ. 
Tôi có ít nhất một lãnh vực chuyên sâu 
Tôi bị lôi cuốn bỏi các chương trình giáo dục trên tivi hoặc ở trường đại học. 
Mỗi ngày tôi lấy cảm hứng từ cuộc sống. 
Người sử dụng: Không có cẩm nang hướng dẫn cho người sử dụng não bộ, nhưng nó cũng cần được nuôi dưỡng, sửa chữa, và quản lý đúng cách. Một số chất dinh dưỡng thuộc về thể chất; ngày nay xu hướng thực phẩm cho não bộ làm người ta chạy đua với vitamine và enzyme. Thế nhưng, chất dinh dưỡng thích hợp cho não bộ bao gồm cả tinh thần và thể chất. Rượu và thuốc lá là chất độc hại, và việc mạo hiểm bộ não của mình trước những thứ đó có nghĩa là bạc đãi nó. Giận dữ và sợ hãi, căng thẳng và muộn phiền cũng là một dạng bạc đãi. Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự căng thẳng hằng ngày làm cho phần vỏ não trước trán ngưng hoạt động, đây là một phần của bộ não với trách nhiệm thực hiện quyết định, sửa lỗi, và đánh giá tình huống. Đó là lý do vì sao người ta phát điên vì tình trạng giao thông hỗn loạn. Đó là sự căng thẳng thường ngày, ấy thế mà cơn thịnh nộ, sự giận dữ và bất lực mà nhiều người lái xe cảm nhận đã chỉ ra rằng phần võ não trước trán đã ngưng khống chế các xung động cơ bản chịu trách nhiệm khống chế. Lần này đến lần khác, chúng ta bắt gặp mình quay trở về chủ đề cũ: Hãy sử dụng bộ não, đừng để bộ não sử dụng mình. Cơn thịnh nộ trên đường là một ví dụ về việc bộ não sử dụng bạn, tương tự đối với các ký ức đôc hại, những vết hằn của các chấn thương xưa cũ, những thói quen xấu mà bạn không thể bỏ, và bi kịch nhất là chứng mất tự chủ. Đây là một lĩnh vực rất quan trọng cần phải nhận biết. 
Bạn thuộc trường hợp nào? 
BỘ NÃO CƠ BẢN 
Tôi vừa mất tự chủ trong ít nhất một lãnh vực của đời sống. 
Mức độ căng thẳng của tôi rất cao, thế nhưng tôi thích nghi với nó. 
Tôi lo lắng về sự phiền muộn hoặc bị phiền muộn.
Cuộc đời tôi có thể đi theo hướng mà tôi không muốn. 
Suy nghĩ của tôi có thể gây ám ảnh, sợ hãi. hay lo lắng. 
BỘ NÃO SIÊU PHÀM 
Tôi cảm thấy thoải mái trong việc kiểm soát. 
Tôi chủ động tránh những tình huống căng thẳng bằng cách bỏ đi hoặc cho qua. 
Tâm trạng của tôi luôn tốt. 
Bất chấp những sự kiện ngoài ý muốn, cuộc đời tôi vẫn đi theo hướng tôi muốn. 
Tôi thích cách suy nghĩ của bộ não mình.

Mặc dù bộ não của bạn không có cẩm nang hướng dẫn sử dụng, bạn có thể sử dụng nó để đi theo con đường phát triển, gặt hái thành tựu, thỏa mãn cá nhân, và các kỹ năng mới. Khi nhận ra điều đó, bạn có khả năng thực hiện một bước đột phá về cách sử dụng não bộ. Điểm đến cuối cùng của chúng ta là não bộ được khai sáng - bộ não vượt xa bốn vai trò mà bạn đã thực hiện. Đó là dạng quan hệ hiếm có - nơi bạn đóng vai trò người quan sát, âm thầm chứng kiến mọi hoạt động của não bộ. Sự siêu việt là đây. Khi bạn có thể làm nhân chứng âm thầm, hoạt động của não bộ không làm bạn vướng víu. Tồn tại trong sự thanh bình và yên lặng tuyệt đối, bạn tìm ra sự thật về những câu hỏi muôn đời liên quan đến Thượng đế, linh hồn, và cuộc sống sau khi chết. Nguyên nhân làm chúng ta tin rằng khía cạnh này của đời sống là có thật là vì khi tâm trí muốn trở nên siêu việt, bộ não sẵn sàng tuân theo.

Từ trang 19 đến 26 : "BỘ NÃO SIÊU PHÀM - DEEPAK CHOPRA và RUDOLPH E. TANZI"

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

LÀM CHO THƯỢNG ĐẾ TRỞ NÊN CÓ THẬT - DEEPAK CHOPRA và RUDOLPH E. TANZI




GIẢI PHÁP CỦA BỘ NÃO SIÊU PHÀM 
LÀM CHO THƯỢNG ĐẾ TRỞ NÊN CÓ THẬT 

Chúng tôi muốn làm sáng tỏ tình trạng tiến thoái lưỡng nan về việc Thượng đế có tồn tại hay không. Ở đây, minh sát có thể giúp ích, bởi vì khi nhắc đến vấn đề đức tin và hy vọng, nhận thức là điều rất quan trọng. Có một lỗ hổng lớn giữa Tôi hy vọng, tôi tin, và tôi biết. Điều này đúng với mọi sự xảy ra trong nhận thức của bạn chứ không chỉ với Thượng đế. Chồng/vợ của bạn có lừa dối bạn không? Con của bạn có nghiệp ngập không? Bằng cách này hoặc bằng cách khác, câu trả lời tồn tại chung quanh ba lựa chọn: bạn hy vọng, bạn tin hay bạn biết mình có câu trả lời đúng. Thế nhưng bởi vì Thiên Chúa là điều khó khăn nhất trong ba sự lựa chọn, chúng ta sẽ tập trung vào Ngài. 

Trong vấn đề tâm linh, đức tin được cho là câu trả lời, tuy n hiên có vẻ như sức mạnh của nó bị hạn chế. Hầu như tất cả mọi người đều có quyết định cá nhân về Thượng đế. Chúng ta nói Thượng đế không hoặc có tồn tại. Thế nhưng quyết định của chúng ta thường dễ lung lay và luôn mang tính cá nhân. "Đối với tôi thì Thượng đế không tồn tại, ít nhất tôi tin là không" sẽ là câu trả lời chính xác hơn. Làm sao bạn biết được những câu hỏi sâu xa có được câu trả lời mà bạn tin cậy hay không? Có phải Thượng đế của mọi người đều giống nhau không? 

Khi còn là trẻ con, tất cả chúng ta đều hỏi những câu hỏi tâm linh căn bản nhất. Chúng đến một cách tự nhiên: Thượng đế theo dõi chúng ta không? Ông và bà sẽ đi đâu sau khi chết? Trẻ con còn quá nhỏ đến nỗi không thể hiểu được bố mẹ chúng. Trẻ con nhận được những câu trả lời mang tính trấn an, và những câu trả lời có thể đáp ứng nhu cầu của chúng trong một thời gian. Nếu nói bà lên thiên đàng với ông, đứa trẻ sẽ ngủ ngon hơn và ít buồn hơn. Tuy nhiên, khi bạn lớn lên, câu hỏi ấy quay trở lại. Và do đó bạn phát hiện ra bố mẹ mình - dù có ý định tốt - không bao giờ chỉ cho bạn con đường tìm ra câu trả lời, không chỉ về Thượng đế mà còn về tình yêu, niềm tin, mục đích sống, và ý nghĩa sâu xa về sự tồn tại. 

Trong tất cả những trường hợp này, bạn có thể hy vọng, tin, hoặc biết câu trả lời: "Tôi hy vọng người yêu tôi cũng yêu tôi". "Tôi tin chồng/vợ tôi chung thủy". "Tôi biết cuộc hôn nhân của tôi rất vững chải". Những lời tuyên bố này rất khác nhau, và chúng ta nhận thấy mình bị cuốn vào trong sự bối rối bởi vì không thể phân biệt giữa tôi hy vọng, tôi tin và tôi biết, do đó chúng đều như nhau. Chúng ta chỉ mơ ước chúng là như thế. Chúng ta né tránh việc nhìn vào hiện hữu đích thực. 

Thực tại là một mục tiêu tâm linh, cũng giống như tâm lý. Con đường tâm linh dẫn bạn đi từ trạng thái bất ổn (tôi hy vong), đến một trạng thái vững chắc và an toàn hơn (tôi tin), và cuối cùng là trạng thái nhận biết đích thực (tôi biết). Vấn đề cụ thể về những mối quan hệ, Thượng đế, hay linh hồn, về cái tôi cấp cao, thiên đàng, hay lãnh địa của linh hồn quá cố không phải là điều quan trọng. Tôn giáo khởi đầu với hy vọng, phát triển mạnh hơn với đức tin, và trở nên vững chãi với nhận thức. 

Trong những giai đoạn hoài nghi, nhiều người chỉ trích cố gắng làm suy yếu tiến trình này. Họ tuyên bố rằng bạn không thể biết về Thượng đế, linh hồn, tình yêu vô điều kiện, sự sống đời sau, và hàng loạt những vấn đề sâu xa khác. Thế nhưng những người hoài nghi xem thường tôn giáo mà không nghiên cứu về tôn giáo. Nếu bạn nhìn về quá khứ, bạn sẽ thấy rằng mình quả thật đã thực hiện chuyến hành trình này rất nhiều lần. Khi còn là trẻ con, bạn hy vọng mình sẽ trở thành người lớn. Khi hai mươi tuổi, bạn tin rằng điều này có thể. Giờ đây bạn biết mình là một người trưởng thành. Bạn hy vọng ai đó sẽ yêu mình; bạn tin rằng ai đó đã làm như thế; và giờ đây bạn biết họ quả thật đã làm như vậy. 

Nếu quá trình diễn biến tự nhiên này không xảy ra, ắt hẳn có điều gì đó bất ổn, bởi vì những điều hé lộ trong cuộc sống được thiết kế để dẫn đưa từ khát vọng đến hoàn thiện. Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều biết về những cạm bẫy. Bạn có thể tự hỏi: "Tôi biết mình sẽ làm tốt", trong khi sự thật là bạn chỉ hy vọng. Bạn không biết liệu người đó có thật lòng yêu mình không. Những đứa trẻ lớn lên trong phẫn uất với bố mẹ thường không biết nên trông cậy vào ai. Chúng tôi có thể đưa hằng trăm ví dụ khác về những giấc mơ tan vỡ và những lời hứa bị quên lãng. Tuy nhiên tiến trình này còn hoạt động thường xuyên hơn thế nữa. Khát vọng là điều lèo lái cuộc sống hướng đến sự hoàn thiện. Một ngày nào đó bạn sẽ biết mình hy vọng những gì. 

Một số khía cạnh nhất định của minh sát sẽ nhúng tay vào thời điểm này, và dường như chúng mang tính tổng thể. Chúng quan trọng đối với bất kỳ ai không muốn bị mắc kẹt trong ước muốn hoàn thiện phù phiếm và niềm tin không dựa trên thực tế. Bạn chỉ có thể tin vào những điều mình biết thật rõ. 

LÀM SAO BẠN BIẾT? 

Khi bạn biết rõ về điều gì đó, những sự việc sau sẽ được áp dụng: 

Bạn không chấp nhận ý kiến của người khác. Bạn tự tìm ra bằng chính sức mình. 

Bạn không bỏ cuộc quá sớm. Bạn tiếp tục khám phá bất chấp sự mù quáng và khởi đầu sai lầm. 

Bạn tin rằng mình đã có được sự quyết tâm và óc tò mò để tìm ra sự thật. Những điều nửa thật nửa ngờ làm bạn không thỏa mãn. 

Những điều bạn biết rõ đến từ bên trong. Nó làm cho bạn trở thành một người khác, cũng khác như khi một người yêu say đắm và người còn lại thì không. 

Bạn tin vào diễn biến sự việc và không để cho nỗi sợ hãi hoặc sự nản lòng làm cản trở. 

Bạn để tâm đến cảm xúc của mình. Con đường thích hợp sẽ cho bạn cảm giác theo cách nhất định, thỏa mãn và rõ ràng; sự bất ổn tạo ra cảm giác khó chịu. 

Bạn vượt lên khỏi logic để đi vào những khu vực nơi mà trực giác, quan niệm, và sự khôn ngoan thực sự hữu dụng. Chúng trở nên rất thật đối với bạn. 

Điều làm cho trường hợp này mang tính phổ quát chính là quá trình tương tự khi Đức Phật tìm kiếm sự khai sáng. Quá trình này cũng áp dụng cho bất kỳ thanh thiếu niên nào học cách cư xử trong mối quan hệ hay tìm mục đích trong cuộc sống. Bằng cách phân chia tiến trình thành nhiều yếu tố, chúng ta có thể xử lý những câu hỏi lớn lao liên quan đến cuộc sống, tình yêu, Thượng đế và linh hồn. 

Bạn có thể giải quyết từng thành tố. Bạn có dễ chấp nhận những quan niệm cũ không? Bọn có không tin vào quyết định của mình không? Tình yêu có quá đau đớn và rối ren đến nỗi không thể khám phá một cách sâu sắc không? Đây không phải là chướng ngại bất khả thi. Chúng là một phần của bạn, và do đó không gì có thể gần gũi hay mật thiết hơn. Tuy nhiên chúng ta hãy cụ thể hơn nữa. Hãy nghĩ về một vấn đề mà bạn muốn giải quyết, điều gì đó có ý nghĩa sâu xa đối với bạn. Điều đó có thể mang tính triết lý như "Mục đích sống của tôi là gì?" hay mang tính tâm linh như "Thượng đế có yêu thương tôi không?" Điều đó có thể liên quan đến một mối quan hệ hay thậm chí là một vấn đề trong công việc. Khi bạn cảm thấy nghi ngờ, đối kháng, và vướng mắc, hãy chọn điều gì đó khó khăn để giải quyết. Bạn tiếp tục hy vọng tìm ra câu trả lời, nhưng cho đến hiện tại thì bạn vẫn chưa thể. 

Bất kể bạn chọn lựa điều gì, việc tìm ra câu trả lời mà mình có thể tin cậy liên quan đến việc thực hiện các bước nhất định. 

ĐI TỪ HY VỌNG ĐẾN NIỀM TIN VÀ TRI THỨC 

Bước 1: Nhận ra rằng cuộc đời có ý nghĩa để tiến triển. 

Bước 2: Ngẫm nghỉ về cảm giác tốt đẹp khi biết rõ về điều gì đó thay vì chỉ hy vọng và tin tưởng. Không chấp nhận thua kém. 

Bước 3: Làm sáng tỏ tình trạng khó xử của mình. Lập ra ba danh sách riêng biệt dành cho những điều bạn hy vọng có thật, những điều bạn tin có thật, và những điều bạn biết là có thật. 

Bước 4: Tự hỏi vì sao mình lại biết những điều mình biết. 

Bước 5: Áp dụng những điều bạn biết cho những lĩnh vực còn hoài nghi, nơi chỉ có hiện hữu của hy vọng và niềm tin. 

Khi áp dụng cho Thượng đế hay linh hồn, chúng ta đang thực hiện một vấn đề mà hầu hết mọi người đều cho là huyền bí, đòi hỏi một bước nhảy vọt của niềm tin, và chia nhỏ niềm tin ấy ra. Bộ não muốn hoạt động một cách mạch lạc và bài bản, ngay cả khi nó nghĩ đến vấn đề tâm linh. Hai bước đầu tiên là sự chuẩn bị về mặt tâm lý; ba bước sau yêu cầu bạn làm thanh sạch tâm trí và mở lối cho tri thức đi vào. Giờ đây, chúng ta hãy áp dụng những bước này cho Thượng đế. 

Bước 1: Nhận ra rằng cuộc đời có ý nghĩa để tiến triển 

Trong thuật ngữ tâm linh, tiến triển có nghĩa là muốn đối diện với Thượng đế; bạn cảm thấy xứng đáng và biết rằng những lợi ích từ đấng cao cả sẽ tốt cho cuộc sống của mình. Đây là điều đối lập với lời cá cược nổi tiếng của Pascal - lời cá cược cho rằng bạn nên tin Thượng đế có tồn tại, bởi vì nếu bạn không tin và hóa ra Thượng đế có thật, bạn ắt hẳn sẽ phải xuống hỏa ngục. Vấn đề là lời cá cược của Pascal dựa trên nỗi sợ hãi và hoài nghi, nó cũng không phải là động cơ tốt cho sự phát triển tâm linh. Thay vào đó, hãy nghĩ về sự trọn vẹn khi biết được Thượng đế có tồn tại hay không, chứ không phải nghĩ về điều tồi tệ khi bạn tin vào phương diện sai của lời cá cược. 

Bước 2: Ngẫm nghĩ về cảm giác tốt đẹp khi biết rõ về điều gì đó thay vì chỉ hy vọng và tin tưởng. Không chấp nhận thua kém 

Ở đây bạn xem việc tìm kiếm Thượng đế như một trải nghiệm giá trị, chứ không phải là thử lòng tin. Khi bạn cảm nhận sự hoài nghi và e ngại (đây là những điều xung quanh Thượng đế), đừng rũ bỏ chúng đi. Việc mở ra một khoảng không dành cho mọi mức độ chống lại Thượng đế của các con chiên không phải là toàn bộ câu chuyện. Bất chấp mọi nỗi đau mà cuộc sống con người phải đón nhận, bao gồm cả những hành động chống lại Thượng đế tồi tệ nhất (nạn diệt chủng, chiến tranh, tội ác, bệnh tật và cái chết), vấn đề vẫn không được giải quyết bằng bất kỳ phương tiện nào. Thượng đế có thể vẫn tồn tại và cho phép con người phạm sai lầm, đồng thời học hỏi theo nhịp độ của mình. Tuy nhiên, đừng vội đi đến kết luận nào cả. Hãy để quan điểm cho rằng bạn có thể giải quyết vấn đề bạo lực, tội lỗi, xấu hổ, lo lắng, và thành kiến trong cuộc sống của mình, đây là căn nguyên của nhiều vấn đề trên toàn thế giới. Việc trải qua bước phát triển cá nhân sẽ tốt hơn nhiều so với việc cứ than thở về nỗi đau khổ của con người. 

Bước 3: Làm sáng tỏ tình trạng khó xử của mình. Lập ra ba danh sách riêng biệt dành cho những điều bạn hy vọng có thật, những điều bạn tin có thật, và những điều bạn biết là có thật. 

Vấn đề quan trọng ở đây là phải có quan điểm và tránh khái quát chung chung. Hầu hết mọi người đều phán đoán chung chung về Thượng đế hoặc chống lại Thượng đế, sau đó xây thành đắp lũy cho lời cá cược của mình dựa trên tình huống hiện tại. (Như người ta thường nói "không có kẻ vô thần trong hầm trú ẩn". Có thể cũng có rất ít tín đồ cầu nguyện trong quán bar sau nửa đêm). Bằng cách liệt kê hy vọng, niềm tin, và kiến thức thật sự của mình, bạn sẽ làm bản thân mình ngạc nhiên. Những vấn đề tâm linh sẽ rất thú vị khi bạn quyết định để tâm đến chúng. Như một lợi thế thứ yếu, bạn sẽ mài giũa và thanh lọc suy nghĩ của mình, hành động này sẽ viện trợ cho bộ não cấp cao. Suy nghĩ là một kỹ năng được tổ chức trong vùng võ não mới, và nơi này bao gồm cả việc suy nghĩ về Thượng đế. 

Do đó hãy thẳng thắn. Bạn có bí mật tin Thượng đế trừng phạt những kẻ tội lỗi, hay hy vọng Ngài không làm thế không? Nếu cả hai điều này đều đúng, hai ghi chú vào hai danh sách, một danh sách cho hy vọng và một danh sách cho niềm tin. Bạn có nghĩ mình đã chứng kiến một hành động của hồng ân hay tha thứ không? Nếu có, hãy ghi những điều mình biết ra. Là một người mới bắt đầu khám phá tâm linh, bài luyện tập này rất đáng khám phá. Hãy dành thì giờ viết ra những danh sách, và khi đã hoàn tất, hãy để chúng sang một bên để bạn có thể xem lại và tham khảo trong tương lai - đó là một cách hay để nhìn thấy sự tốt đẹp và thực tế trong quá trình tiến triển của mình. 

Bước 4: Tự hỏi vì sao mình lại biết những điều mình biết 

Cụm từ thẳng thắn "Tôi biết những gì tôi biết" hàm chứa rất nhiều điều phức tạp. Hấu hết mọi người đều để cho niềm tin của mình được ổn định mà không xem xét nó đến từ đâu. Bạn có tin vào Thượng đế bởi vì bố mẹ bảo bạn phải tin, hay bạn có chấp nhận những bài đọc từ Thánh lễ Chủ nhật không? Có lẽ niềm tin của bạn được đặt trên một niềm tin liều lĩnh, rằng đấng quyền năng trên trời đang theo dõi bạn, thế nhưng trong thực tế, bạn không biết Thượng đế có phải là đấng quyền năng không, và "trên trời" có thể là bất cứ nơi nào, chẳng nơi nào cả, hoặc tất cả mọi nơi trong vũ trụ. 

Để thật sự biết về Thượng đế, hiển nhiên chúng ta cần phải có trải nghiệm cá nhân, thế nhưng điều này bao trùm một phạm vi rộng lớn hơn cả những gì bạn có thể hình dung. 

Bạn có bao giờ cảm thấy sự hiện diện của một đấng thiêng liêng chưa? 

Bạn có cảm thấy được yêu thương một cách toàn diện nhất không? 

Bạn có bao giờ cảm thấy sự gia tăng bất ngờ của hạnh phúc hay niềm vui mà không thể xác định nguyên nhân chưa? 

Bạn có cảm thấy an toàn và được quan tâm như thể sự hiện diện của mình được vũ trụ chấp nhận không? 

Bạn có trải nghiệm sự điềm tỉnh, mạnh mẽ, hay hiểu biết từ nội tâm không? 

Như bạn có thể thấy, từ Thượng đế không kết nối với những trải nghiệm của nhận thức mở rộng - điều bạn muốn não bộ ghi nhận và nhớ. Trong các cuộc thăm dò, hầu như phần lớn mọi người nói rằng họ đã nhìn thấy ánh sáng chung quanh một người nào đó, và nhiều người đã trải nghiệm sự hồi phục hay sức mạnh của suy nghĩ tích cực. Vấn đề ở đây không phải là bạn đã gặp Thượng đế hay chưa; vấn đề là trải nghiệm thật sự của bạn có thể hướng tâm trí đến một thế giới bên ngoài thế giới vật chất. 

Khi cân nhắc thể loại trải nghiệm mà bạn biết là điều có thật trong cuộc đời mình, bạn cũng có thể nghĩ về thánh thư và những người viết về thánh thư. Nếu bạn biết mình thích đọc kinh thánh, nếu bạn cảm thấy sự bình yên khi ở cạnh một người sống thiên về tâm linh hay ở một nơi thiêng liêng, khi ấy bạn biết điều gì đó là có thật. Bằng cách chú ý và làm cho những trải nghiệm đó có ý nghĩa, bạn đang đi một chặng đường dài hướng đến việc tìm ra vị trí của mình trong ma trận tâm linh, cũng giống như bạn có một vị trí trong ma trận cuộc đời. 

Bước 5: Áp dụng những điều bạn biết cho những lĩnh vực còn hoài nghi, nơi chỉ có hiện hữu của hy vọng và niềm tin. 

Nếu đã thực hiện bốn bước đầu tiên, bạn đã có một bản đồ tư duy thích hợp về trạng thái hiện tại của hy vọng, niềm tin và tri thức. Chỉ riên điều này thôi cũng đã rất hữu dụng, bởi vì nó mang đến cho bạn nền tảng cho bất kỳ tín hiệu thay đổi nào. Sự thay đổi đòi hỏi định hướng, và nếu bạn nói với bộ não rằng mình có ý định tìm kiềm Thượng Đế, sức mạnh nhận thức của bạn bắt đầu gia tăng. (Điều này có xảy ra khi bạn quyết định tìm kiếm tình yêu không? Bất thình lình bạn nhìn những người xung quanh với vẻ rạng ngời khác biệt - những người xa lạ hóa thành những nhân vật triển vọng cho sự lãng mạn). 

Thượng đế thích được liên kết, có nghĩa là, quan tâm đến sự phát triển tinh thần không phải là điều mang tính thụ động. Nói theo tâm linh, bạn phải cởi mở để đi trên con đường mình chọn. Đối lập với đức tin thông thường, điều này không có nghĩa là quyết tâm quay lại nhà thờ vào dịp đầu năm mới (chúng tôi hoàn toàn không có ý khuyên bạn chống lại điều này) hay quyết định trở nên thánh thiện và đạo đức chỉ sau một đêm. Đây là những điểm đến chứ không phải điểm khởi hành. Vấn đề cốt lõi là làm sao để hành động theo cách hướng đến khả năng Thượng đế hiện hữu là có thật. 

Chúng ta gọi hoạt động như thế này là "hành động tinh tế", bởi vì chúng diễn ra bên trong. Hãy cân nhắc những hành động tinh tế sau đây và cách bạn thích nghi với chúng. 

HÀNH ĐỘNG NHƯ THỂ THƯỢNG ĐẾ 
CHẮC CHẮN CÓ THẬT 

Thiền định. 

Suy nghĩ cởi mở về tâm linh. Xem xét bất kỳ khuynh hướng nào mang tính hoài nghi và bảo thủ. 

Nhìn vào mặt tốt của con người. Chấm dứt việc ngồi lê đôi mách, trách móc và thầm vui khi điều tồi tệ xảy ra với người mình không thích. 

Đọc những thánh thư từ nhiều nguồn khác nhau. 

Nhìn vào cuộc đời của các vị thánh, những nhà hiền triết trong các truyền thống tâm linh Đông và Tây. 

Khi lâm nguy, hãy cố gắng loại bỏ sự lo lắng và giảm bớt gánh nặng cho mình. 

Hãy dành chỗ cho những giải pháp ngoài dự kiến. Đừng bó buộc vấn đề hay phụ thuộc vào nhu cầu kiểm soát. 

Mỗi ngày đều trải nghiệm niềm vui một cách đầy đủ. Hãy thực hiện điều này ngay cả khi nhìn lên bầu trời xanh hay ngửi một bông hoa. 

Dành thời gian thân mật với trẻ con và hấp thụ sự vui vẻ tự nhiên của chúng đối với cuộc sống. 

Hãy giúp những người cần được giúp. 

Xem xét khả năng tha thứ tại thời điểm nào đó trong đời khi điều này có thể tạo ra sự khác biệt. 

Suy ngẫm về lòng biết ơn và những điều bạn cảm thấy mang ơn. 

Khi bạn cảm thấy giận dữ, ghen tức, hay oán hận trong một tình huống, hãy lùi lại, hít thở sâu, và xem liệu có thể để nó trôi qua không. Nếu không, ít nhất hãy trì hoãn phản ứng tiêu cực một thời gian. 

Hãy quảng đại về mặt tinh thần. 

Kỳ vọng điều tốt đẹp nhất trừ khi bạn có chứng cứ về việc điều gì đó cần được hỗ trợ, cải thiện, hay chỉ trích. 

Tìm cách tận hưởng sự tồn tại của mình. Giải quyết những trở ngại nghiêm trọng làm ngăn cản sự tận hưởng ấy. 

Hãy làm những điều bạn cho là tốt. Tránh những điều bạn biết là xấu. 

Tìm một con đường dành cho sự hoàn thiện cá nhân, dù bạn định nghĩa cụm từ đó là gì. 

Danh sách này mang đến cho bạn một số nét riêng biệt, sao cho Thượng đế không trở thành một cảm xúc mơ hồ hay một chủ đề để gây trì hoãn cho đến khi khủng hoảng xuất hiện. Chúng tôi tránh nói về tôn giáo, không phải vì chúng tôi đang chống lại bất cứ niềm tin nào mà là vì mục tiêu ở đây rất khác biệt. Bạn muốn nhẹ nhàng huấn luyện não bộ lưu ý và đánh giá cao thực tiễn, dù cho việc tham dự vào thực tiễn là chọn lựa của bạn. Hãy chỉ nhận thức rằng nếu bạn muốn hòa mình vào ma trận mênh mông của trải nghiệm tâm linh, bộ não sẽ sẵn sàng thích ứng. 

Ở một ý nghĩa nào đó, lời khuyên đơn giản nhất mà chúng ta nghe về Thượng đế cũng là lời khuyên sâu sắc nhất. Ít nhất một ngày một lần, hãy để cho Thượng đế, linh hồn hay bất kỳ tác nhân thông thái nào mà bạn chọn phụ trách một tình huống. Hãy xem cuộc đời bạn có thể tự chăm sóc chính nó không. Bởi vì cuối cùng, đấng tối cao, hay tất cả những vị thần thánh, không phải là người chỉ đạo cuộc đời. Cuộc đời tự phát triển bên trong bản thân nó, và Thượng đế chỉ là một danh hiệu mà chúng ta áp dụng cho quyền năng vô hình đang hiện hữu và chờ đợi được xuất hiện bên trong chúng ta. 

Những trải nghiệm gia tăng cho đến khi đấng thiêng liêng trở nên có thật đối với bạn. Đây là đặc quyền của bạn. Điều này không cần là sự thật đối với ai cả. 



 Từ trang 380 đến 393: "BỘ NÃO SIÊU PHÀM - DEEPAK CHOPRA và RUDOLPH E. TANZI"